Friday, March 28, 2008
Truong Vo Bi Quoc Gia
Lịch sử Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam
Lịch Sử của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam là lịch sử của một thực thể gắn liền với lịch sử cận đại của dân tộc, của lịch sử chiến tranh Việt Nam nói chung và của giòng Quân Sử Việt nói riêng. Vào năm 1945, khoảng thời gian mà nhân loại đang hân hoan đón chào một nền hòa bình thật sự qua sự đổ vỡ toàn diện của phe Trục, người dân Việt Nam vẫn chịu âm thầm chiến đấu cho nền tự do và hòa bình của mình. Công cuộc tranh đấu này đã đem lại một thành quả đầu tiên qua Hiệp Ước Vịnh Hạ Long vào năm 1948, mà theo đó, người Pháp công nhận Việt Nam độc lập trong khuôn khổ Liên Hiệp Pháp. Cùng trong năm ấy một Quân Đội Quốc Gia được thành hình nhưng vẫn nằm trong sự chi phối của người Pháp. Vừa tranh đấu với ngoại bang vừa chống trả lại những thủ đoạn gian manh lừa đảo của tập đoàn Cộng Sản Quốc Tế mà đại điện là Hồ Chí Minh, chính phủ lúc bấy giờ đã cho thành lập một Trường Sĩ Quan Hiện Dịch nhằm đào tạo các cán bộ nồng cốt cho Quân Đội. Trường Sĩ Quan Huế là trường Sĩ Quan đầu tiên của Việt Nam được xây cất tại Đập Đá bên cạnh giòng sông Hương. Sau hai năm, trường Sĩ Quan Hiện Dịch Huế được di chuyển về Đà Lạt vì nơi đây có đầy đủ các điều kiện về khí hậu và huấn luyện để rèn luyện các SĩQuan thích đáng với mọi hoàn cảnh của chiến trường mai hậu. Trường được cải tổ toàn diện và được cải danh thành Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt.
Năm 1955, Thủ Tướng Ngơ Đình Diệm thực hiện cuộc cách mạng Quốc Gia và khai sinh nền Đệ Nhất Cộng Hịa. Quân Đội Quốc Gia với toàn vẹn chủ quyền được thống nhất chỉ huy dưới danh xưng Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa. Trường Võ Bị Liên Quân cũng nằm trong khuôn khổ cải tổ đó và một lần nữa được cải danh thành Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, do sắc luật năm 1960 của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Ông cũng là người đã đặt viên đá đầu tiên xây dựng một cơ sở huấn luyện khang trang tọa lạc tại đồi 1515, cách hồ Than Thở không xa. Với chương trình và phương pháp huấn luyện phỏng theo các tiêu chuẩn đào tạo Sĩ Quan của Trường Võ Bị West Point Hoa Kỳ, Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam có trách nhiệm đào tạo các cán bộ Hải-Lục-Không Quân ưu tú cho Quân Đội, có khả năng chỉ huy, ổn định bờ cõi trong thời chiến và một trình độ kiến thức bậc Đại Học để kiến tạo quê hương trong thời bình.
Các ứng viên muốn gia nhập Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam phải có bằng Tú Tài và được chọn lọc qua một cuộc khảo sát. Chương trình học mỗi năm được chia làm hai mùa, mùa nắng quân sự, mùa mưa văn hóa. Về quân sự, các Sinh Viên Sĩ Quan được huấn luyện chiến thuật tác chiến từ cấp Trung Đội đến Tiểu Đoàn và các cuộc hành quân liên binh. Về văn hóa, Sinh Viên Sĩ Quan được dạy chương trình bậc Đại Học dân chính, thêm vào các cuộc thực nghiệm tại các phòng thí nghiệm với các học cụ tối tân, và khi mãn khóa được cấp văn bằng Cử Nhân Khoa Học Thực Dụng.
Để trao dồi nghệ thuật chỉ huy và lãnh đạo, Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam có truyền thống tổ chức Hệ Thống Tự Chỉ Huy và 8 tuần huấn nhục cho các tân khóa sinh. Hệ Thống Tự Chỉ Huy ngoài mục đích giúp các Sinh Viên Sĩ Quan thực tập về chỉ huy, còn có tác dụng phát huy tình huynh đệ giữa các khóa. Tám tuần huấn nhục giúp khóa sinh dứt bỏ nếp sống dân chính, để khép mình vào khuôn khổ kỹ luật của nhà trường. Vì nhu cầu chiến trường nên thời gian thụ huấn của các khóa thay đổi từ hai đến ba hoặc bốn năm.
Từ ngày thành lập cho đến tháng 4 năm 1975, Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam đã cung ứng cho các chiến trường bốn Vùng Chiến Thuật tất cả 29 khóa Sỵ Quan với tổng số gần bảy ngàn Sĩ Quan, cùng với gần 500 Sinh Viên Sĩ Quan của 2 khóa cuối cùng. Các Sĩ Quan tốt nghiệp được phân phối đi khắp các Quân, Binh, Chủng để đảm trách vai trị cán bộ Chỉ Huy hoặc Tham Mưu. Dù ở cương vị nào, kỹ thuật hay tác chiến, người Sĩ Quan xuất thân Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam vẫn luôn nuôi dưỡng tinh thần "Tự Thắng Để Chỉ Huy" và câu châm ngôn "Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm" là kim chỉ nam minh chứng mọi hành động vị quốc an dân. Đa số các Cựu Sinh Viên Sỵ Quan đã thành công trên đường binh nghiệp và làm vang danh Trường Mẹ. Những người còn sống đang tiếp tục con đường đã chọn, những người nằm xuống đã trở thành những anh hùng vị quốc vong thân.
Sau năm 1975, dầu là Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam đã đi vào Quân Sử, nhưng truyền thống Bất Khuất và Hào Hùng chưa lịm tắt được trong tâm tư của những Sĩ Quan xuất thân từ Ngôi Trường lịch sử này.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment